Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo năm 2023 của Học viện Tư pháp

(có 2 đánh giá)

Cho tôi hỏi về Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo năm 2023 của Học viện Tư pháp. Không biết trong năm kế hoạch tuyển sinh và đào tạo của Học viện được quy định ra sao? (Hải Yến - Sóc Trăng)

1. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo năm 2023 của Học viện Tư pháp

1.1. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp luật sư năm 2023

Theo đó, trong năm 2023 Học viện Tư pháp tuyển sinh số lượng đào tạo luật sư là 2000 vị trí.

Cụ thể như sau:

1.2. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp công chứng năm 2023

Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp công chứng năm 2023 là 1000 vị trí, cụ thể như sau:

1.3. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp đấu giá năm 2023

Trong năm 2023, Học viện Tư pháp tuyển sinh, đào tạo 100 vị trí với chức danh nghề nghiệp đấu giá như sau:

1.4. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp nghiệp vụ thi hành án năm 2023

Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp nghiệp vụ thi hành án là 150 vị trí.

1.5. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp nghiệp thừa phát lại năm 2023

Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo với chức danh nghề nghiệp nghiệp thừa phát lại năm 2023 là 100 vị trí như sau:

1.6. Thí điểm đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại năm 2023 (T7, CN)

Theo đó, thí điểm đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại (T7, CN) tại Hà Nội với số lượng đào tạo là 50 vị trí như sau:

1.7. Đào tạo chung Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư năm 2023

Đào tạo chung Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư năm 2023 với 200 vị trí như sau:

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Tư pháp 

Theo Quyết định 2229/QĐ-BTP ngày 22/12/2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Tư pháp như sau:

- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch công tác dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm của Học viện; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành Tư pháp.

- Chủ trì, tham gia xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp để Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo bao gồm:

+ Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, trợ giúp viên pháp lý, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, thừa phát lại, thư ký thừa phát lại, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp, trọng tài viên, quản tài viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật), đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư ( khi được giao nhiệm vụ);

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công chức, viên chức Ngành Tư pháp;

+ Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo và quản lý học viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đào tạo toàn diện cho học viên.

- Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành giáo trình, sách tham khảo, Tạp chí Nghề luật, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Học viện theo quy định pháp luật.

- Đảm bảo chất lượng đào tạo; tổ chức tự đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định pháp luật.

- Cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ hoạt động của ngành Tư pháp.

- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn pháp luật và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ Tư pháp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện.

- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện và các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện.

- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Học viện theo quy định của pháp luật.

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

- Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Học viện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm trong Học viện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

Xem thêm Quyết định 3068/QĐ-HVTP có hiệu lực từ ngày ký.

(có 2 đánh giá)
Theo Quốc Đạt
3.397