Sinh viên luật học và làm gì ở các nhóm ngành Luật?

(có 9 đánh giá)

Rất nhiều bạn sinh viên khi bước chân vào học Luật đều có chung các câu hỏi như: Học Luật gồm những ngành nào, ra trường có dễ xin việc không? Ngành nào là hay nhất và hiện đang là xu thế của thời đại mới? Bài viết này sẽ sơ lược các nhóm ngành giúp sinh viên hiểu rõ hơn chuyên ngành học ứng với công việc sau này mình có thể đảm nhận từ đó chọn chuyên ngành phù hợp mà bản thân mong muốn.

Xem thêm:

Ngành Luật Dân sự

Luật Dân sự

Luật Dân sự (Hình từ Internet)

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chuyên giải quyết những cuộc tranh chấp giữa các cá nhân và các tổ chức mà trong đó bên chịu thiệt hại có thể nhận được bồi thường.

Sinh viên ngành Luật Dân sự được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp; cung cấp những kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ cho nghề nghiệp trong tương lai như: thi hành án dân sự, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, nghề luật sư và tư vấn pháp luật,...

Với chuyên ngành Luật dân sự, sinh viên ra Trường có khả năng làm việc ở các công việc và vị trí rất đa dạng như sau: Trong hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay có chuyên gia hay Tòa chuyên trách về pháp luật dân sự (có nhu cầu về nhân lực lớn nhất). Khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật dân sự, sinh viên có thể làm việc trong phần lớn các Tòa chuyên trách trên, nhất là tại các Tòa dân sự, Tòa lao động, Tòa kinh tế. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân hiện nay ở Việt Nam cũng có nhu cầu rất lớn về nhân lực trong lĩnh vực pháp luật dân sự và sinh viên cũng có cơ hội được làm việc tại đây. Ngoài ra còn có thể làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật khác như Thanh tra, Phòng công chứng, Sở tư pháp, Cơ quan thi hành án.

Ngành Luật Hành chính

Luật hành chính (Ảnh minh họa)

Luật hành chính (Hình từ Internet)

Khoa Luật Hành chính cung cấp cho sinh viên đầy đủ các kiến thức pháp lý và khả năng làm việc một cách hiệu quả tại tất cả các cơ quan nhà nước, nắm vững các kiến thức chuyên sâu về lý luận nhà nước và pháp luật, điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ...

Sinh viên chuyên ngành Luật Hành chính có nhiều thuận lợi hơn các sinh viên khác khi được làm việc trong các cơ quan của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa  phương như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; ban ngành ở trung ương và  sở, phòng ban ở địa phương; cơ quan Công an, Thanh tra, Thuế, Hải quan, , cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án; Công chứng, Luật sư, Thừa phát lại, ...

Ngành Luật Thương mại

Luật thương mại

Luật Thương mại (Hình từ Internet)

Khoa Luật Thương mại thực hiện giảng cho sinh viên các môn học về lĩnh vực kinh doanh thương mại, pháp luật tài chính – ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.

Ngành Luật Hình sự

Luật hình sự

Luật Hình sự (Hình từ Internet)

Ở ngành Luật Hình sự sinh viên sẽ được cung cấp các thông tin kiến thức về lĩnh vực tư pháp hình sự, bao gồm các vấn đề khoa học hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án cũng như là các kỹ năng về tâm lý tội phạm,…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn...

Ngành Luật Kinh tế

Luật Kinh tế (Ảnh minh họa)

Luật Kinh tế (Hình từ Internet)

Sinh viên học ngành Luật Kinh tế được đào tạo chuyên sâu về ngành luật nói chung kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong đó, chú trọng đến Luật kinh tế – ngành luật tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế có phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước.

Sinh viên học ngành Luật Kinh tế có cơ hội việc làm hấp dẫn như: chuyên viên pháp lý cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước; chuyên viên pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, giảng dạy về luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, cử nhân học ngành luật kinh tế còn có cơ hội trở thành chuyên gia tư vấn luật pháp hoặc tư vấn tài chính độc lập.

Ngành Luật Quốc tế

Luật quốc tế (Ảnh minh họa)

Luật quốc tế (Hình từ Internet)

Ngành Luật Quốc tế đào tạo kiến thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.

Ngành Quản trị Luật

Ngành Quản trị Luật trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, luật. Cử nhân ngành Quản trị _ Luật có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị, tổ chức phức tạp, đồng thời nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đáp ứng và thích nghi với môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế luôn biến động trong điều kiện cạnh tranh cao.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các lĩnh vực: dịch vụ công cộng, thương mại/kinh doanh quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn luật kinh doanh. Có nhiều thuận lợi khi làm việc tại các ngân hàng thương mại; các định chế tài chính quốc tế; các hiệp hội ngành nghề; các công ty tư vấn về luật...

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Nhân Lực Ngành Luật

      (có 9 đánh giá)
      Theo Quỳnh Ny
      18.597