Học luật có cần giỏi học thuộc lòng?
Có rất nhiều người quan niệm sai lầm rằng: Học luật phải học thuộc. Thế nên cho dù đam mê nghiên cứu pháp luật hay ước mơ trở thành luật sư thì nhiều bạn trẻ vẫn lăn tăn khoản “học thuộc” mà bỏ lỡ sự lựa chọn. Vậy học luật thực chất có phải thuộc lòng và ghi nhớ tất cả hay không? Cùng Nhân Lực Ngành Luật giải đáp thắc mắc trên nhé.
Học thuộc lòng giỏi mới có thể học luật?
Có một bộ não ghi nhớ tốt, một kỹ năng học thuộc điêu luyện sẽ rất tốt không chỉ cho người học luật nói riêng mà còn là tất cả các ngành nghề khác. Tuy nhiên, học thuộc lòng có 2 loại đó là: học hiểu và học vẹt.Chúng ta nên áp dụng học hiểu thay vì học vẹt. Và dù có thể ghi nhớ giỏi tới đến đâu thì cũng không thể thuộc nổi vì Luật, Nghị định thay đổi liên tục, nhiều khi chưa học xong hết 1 học phần đã bắt đầu thấy có văn bản mới. Vậy nên việc học thuộc lòng giỏi chỉ như là sự bổ trợ đắc lực cho người học luật chứ không phải yếu tố quyết định.
Không học thuộc lòng giỏi vẫn có thể học luật được
Hiện nay ngành luật tuyển sinh đa dạng nhiều khối điển hình như: A00;A01;C00;D01. Vậy nên dù bạn giỏi tự nhiên hay giỏi xã hội, học đều môn thì vẫn có thể học luật được. Bởi vì học luật là học tư duy, bản chất. Học luật không đơn giản là thuộc lòng mà phải nằm lòng khái niệm cơ bản của từng môn học. Hay nói đúng hơn học Luật là học hiểu, học phân tích vấn đề.
Yên tâm là khi đi học, thầy cô giảng viên sẽ là người hướng dẫn, truyền tải kiến thức pháp luật một cách dễ hiểu nhất đến cho sinh viên. Thầy cô sẽ dạy cho bạn cách phân tích văn bản pháp lý, khai thác vấn đề, vận dụng các văn bản pháp luật vào giải quyết sự việc trong đời sống xã hội.
Yếu tố để có thể học luật tốt
Bạn nên cố gắng đọc nhiều, cập nhật tin tức pháp luật, thời sự hằng ngày. Tập nhìn nhận sự vật sự việc theo hướng pháp lý. Người học luật cần chú trọng rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn bản. Khi sử dụng, tiếp cận thường xuyên thì chắc chắn sẽ tự động nhớ mà không cần phải học thuộc. Vậy nên thay vì lo ngại chuyện học thuộc thì bạn nên đầu và rèn luyện các kỹ năng cơ bản: đọc, hiểu, phân tích để có thể học tốt ngành luật này.
-
Những điều sinh viên học ngành Luật cần chuẩn bị
Cập nhật 9 tháng trước -
06 kinh nghiệm tìm việc ngành luật cho sinh viên luật mới tốt nghiệp
Cập nhật 10 tháng trước -
04 điều cần biết về kỹ năng làm việc độc lập của sinh viên Luật
Cập nhật 10 tháng trước -
Sinh viên luật có thể thực tập ở đâu? Sinh viên luật đi thực tập có được trả lương không?
Cập nhật 10 tháng trước -
Cử nhân luật là ai? Khi nào trở thành cử nhân luật?
Cập nhật 1 năm trước -
Học ngành luật có cần giỏi văn không?
Cập nhật 1 năm trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước