Để cho CV tìm việc ngành Luật trở nên hấp dẫn
Viết CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội việc làm có lẽ là câu hỏi mà hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường thắc mắc và các cử nhân luật cũng không ngoại lệ. Có thể bạn đã nhắm trúng vào một công ty doanh nghiệp lớn nhưng vẫn còn băn khoăn vì không biết thể hiện gì trong CV vì ngành luật là một chuyên ngành khó đòi hỏi tính cẩn thận, logic cao thì bài viết này có thể giúp ích được cho bạn ít nhiều nỗi lo ngại này.
>> Cách tạo CV đơn giản nhưng ấn tượng
>> Những cách điền vào “ô trống” kinh nghiệm trong CV ngay cả khi mới tốt nghiệp đại học
>> Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đi làm cần chú ý điều gì?
CV quan trọng như thế nào?
Đối với dân tìm việc thì CV chính là bộ nhận diện bản thân ngay cả khi nhà tuyển dụng chưa gặp mặt bạn. Thông qua CV các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên bởi trong này ứng viên sẽ thể hiện hết tất cả các ưu điểm, kinh nghiệm của mình. CV là bước đệm hoàn hảo để ứng viên tiếp cận và nhận được thiện cảm từ nhà tuyển dụng.
Đối với đặc tính của nghề luật thì CV lại quan trọng hơn cả vì thông qua CV nhà tuyển dụng mới có thể đánh giá chính xác năng lực của ứng viên ứng tuyển từ trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất,… có phù hợp với tiêu chuẩn ngành luật và yêu cầu của công ty hay không.
Ngành Luật không chỉ có một chức danh luật sư mà có rất nhiều vị trí khác từ thư ký, nhân viên pháp chế,… để các bạn sinh viên mới ra trường lựa chọn ứng tuyển.
CV tìm việc ngành luật (Hình minh họa)
Một số điều cần quan tâm trước khi viết CV tìm việc
Đánh giá năng lực bản thân và xem xét vị trí công việc ứng tuyển
Rõ ràng ai cũng biết học luật và hành nghề luật không chỉ đòi hỏi kiến thức mà cần tư duy và các kỹ năng liên quan vì không phải ai cũng có thể tham gia làm việc tốt trong môi trường luật.
Tự đánh giá khả năng của bản thân thông qua kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức từ đó so sánh với tiêu chí với nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu tỉ lệ đáp ứng quá thấp thì bạn nên tìm một công việc khác có yêu cầu thấp hơn để viết CV và nộp đơn, nếu bản thân bạn tự tin đáp ứng trên 70% yêu cầu của nhà tuyển dụng thì đến bước tiếp theo là bắt tay vào thực hiện CV chuẩn chỉnh.
Chuẩn bị dàn ý, hiểu rõ cấu trúc một CV
Sau khi đánh giá khả năng của bản thân thì hãy liệt kê dưới dạng dàn ý những kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm làm việc và những hoạt động ngoại khóa của bạn.
Công tác chuẩn bị dàn ý viết CV cũng giống như làm văn vậy, việc gạch đầu dòng các ý chính sẽ giúp bạn viết CV suôn sẻ, mạch lạc hơn và đặt biệt không bị thiếu ý.
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua CV từ hình thức đến nội dung nên nếu ngay từ cấu trúc viết CV bạn cũng không nắm vững thì khả năng bị out ngay từ vòng gửi xe là không tránh khỏi. Vì vậy hãy nắm rõ cấu trúc một CV gồm các nội dung sau:
1. Thông tin cá nhân (Personal details)
2. Phương hướng, mục tiêu nghề nghiệp (Job Objective)
3. Trình độ học vấn (Education)
4. Kinh nghiệm làm việc (Professional experience)
5. Kỹ năng làm việc (Skills)
6. Sở thích cá nhân (Interests)
Để CV trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng bạn cần phải xây dựng nội dung hấp dẫn
Hoàn thành đầy đủ thông tin cá nhân và trình độ chuyên môn
CV bao gồm cả sơ yếu lý lịch cá nhân nên điền đầy đủ thông tin của bản thân trong CV chưa bao giờ là thừa, việc này sẽ giúp nhà tuyển dụng phân biệt bạn với các ứng viên khác và có thể liên lạc với bạn khi cần qua email, điện thoại,… Mặc dù chưa có một yêu cầu nào về việc để ảnh đại diện trong CV tuy nhiên nếu có một bức ảnh rạng rỡ, năng động bạn cũng có thể đính kèm để nhà tuyển dụng phần nào hình dung được ứng viên đang ứng tuyển.
Tại trình độ chuyên môn hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn học chuyên ngành luật gì, trường đào tạo luật nào? Bạn đã tốt nghiệp hay đang học thạc sĩ, luật sư và điều quan trọng là nếu có chứng chỉ hoặc thành tích liên quan đến ngành luật hãy đính kèm vào để tạo điểm nhấn cho CV nhé.
Chú ý đến phần mục tiêu nghề nghiệp
Có thể vài bạn sinh viên mới tốt nghiệp không chú tâm đến định hướng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai lắm vì mục đích hiện tại của hầu hết sinh viên chỉ cần có việc làm ổn là đủ. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng đánh giá năng lực của bạn thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Nhất là đối với chuyên ngành luật khi mà nó phát triển thay đổi theo sự vận hành của xã hội thì việc bạn có mục tiêu cụ thể như là học nâng cao, tiếp tục định hướng trở thành chuyên viên pháp lý,… sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn khác về bạn vì mặc dù mới ra trường nhưng bạn đã có định hướng rõ ràng và chắc chắn bạn sẽ làm nên chuyện nếu trúng tuyển vào công ty.
Mẹo để viết mục tiêu nghề nghiệp là viết rõ ràng định hướng tương lai, tránh viết chung chung, mong muốn, thái độ nghiêm túc của bản thân không ngừng học hỏi và cống hiến cho công ty.
Lấy hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm thực tập làm điểm nhấn trong phần mục kinh nghiệm
Đối với các bạn đã làm việc trong lĩnh vực pháp luật thì sẽ dễ dàng hoàn thành phần mục kinh nghiệm nhưng đối với các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc làm ngành luật thì kinh nghiệm như một “đòn chí mạng” quyết định bạn có phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng hay không.
Hãy điền hoạt động ngoại khóa và phần này vì bất kì nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm đến bề dày hoạt động ngoại khóa trong trường lớp của các ứng viên. Điều này sẽ chứng minh được bạn là một ứng viên nhiệt tình, sôi nổi hoạt động hội nhóm tốt và có kỹ năng khi làm việc. Và những người hành nghề luật tương lai cần hội tụ đủ các yếu tố đó.
Ngành luật là một chuyên ngành rất khó nên nếu bạn đã từng là thực tập sinh, hoặc cộng tác viên trong các tổ chức,công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực pháp luật thì chắc chắn sẽ nhận được điểm cộng từ nhà tuyển dụng.
Ngoài ra trong CV các giải thưởng đạt được liên quan đến lĩnh vực pháp luật nếu có cũng là một điểm sáng thu hút nhà tuyển dụng.
Thể hiện các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật thì kỹ năng là vũ khí quan trọng để đánh giá kinh nghiệm phẩm chất của người làm nghề.
Các kỹ năng được nhà tuyển dụng ngành luật đánh giá cao gồm có: Kỹ năng lập luận, kỹ năng phân tích, tư duy logic, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng ứng xử tình huống, kỹ năng làm việc nhóm,...
Không nên đưa tất cả các kỹ năng vào CV hãy tích hợp yêu cầu công việc nhà tuyển dụng đưa ra và thêm thắt kỹ năng để có một CV hoàn hảo lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nhưng hãy lưu ý một chi tiết lớn là bạn phải thật sự có kỹ năng đó thì mới đưa vào hoàn thiện CV nhé.
Ngành luật là ngành nghề có quy mô rộng và vô số cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật. Hãy đảm bảo trong mẫu CV tìm việc làm ngành luật làm nổi bậc được năng lực cơ bản và những phẩm chất đáng quý mà bạn đang hội tụ. Viết CV ngành luật một cách chỉnh chu là cách ứng viên ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công và tìm được công việc mong muốn.
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước