Quản lý có thẩm quyền xử lý kỷ luật người lao động hay không?
Theo quy định hiện hành quản lý có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động người lao động hay không?
Đăng bài: 13/12/2024 18:40
Nội dung chính
Quản lý có thẩm quyền xử lý kỷ luật người lao động hay không?
Căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
...
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...
Theo đó, thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động thuộc về người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động, cụ thể cá nhân có thẩm quyền này bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
- Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Theo đó nếu quản lý là người được quy định cụ thể trong nội quy lao động có thẩm quyền xử lý lao động thì người này được phép xử lý kỷ luật lao động người lao động.
Quản lý có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tiến hành họp xử lý kỷ luật người lao động không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
...
Như vậy, để xử lý kỷ luật người lao động, thì người sử dụng lao động phải tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Lưu ý: trong thời hạn ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp theo quy định, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được kéo dài tối đa bao lâu?
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.
Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Đồng thời, đối với các đối tượng thuộc trường hợp trong thời gian không được xử lý kỷ luật theo khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.
Bài viết liên quan
Các hành vi phân biệt đối xử với người lao động vì lý do tham gia công đoàn là gì? Công đoàn Việt Nam gồm bao nhiêu cấp? Hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm những nội dung nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Sổ quản lý lao động ghi những thông tin gì về người lao động? Trách nhiệm lập sổ quản lý lao động thuộc về ai? Mức xử phạt hành vi không xuất trình sổ quản lý lao động?
Có yêu cầu năng lực hành vi dân sự đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hay không? Năng lực hành vi dân sự của NLĐNN làm việc ở Việt Nam theo pháp luật nước nào?
11 hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì? Để làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Các hành vi phân biệt đối xử với người lao động vì lý do tham gia công đoàn là gì? Công đoàn Việt Nam gồm bao nhiêu cấp? Hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm những nội dung nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Các hành vi phân biệt đối xử với người lao động vì lý do tham gia công đoàn là gì? Công đoàn Việt Nam gồm bao nhiêu cấp? Hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm những nội dung nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Sổ quản lý lao động ghi những thông tin gì về người lao động? Trách nhiệm lập sổ quản lý lao động thuộc về ai? Mức xử phạt hành vi không xuất trình sổ quản lý lao động?
Xem nhiều nhất gần đây
Theo quy định hiện hành vùng đang có mức lương tối thiểu cao nhất là vùng mấy?
Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 với nhiều điểm mới đáng chú ý.<br />
Nếu cha mẹ là người dân tộc thiểu số đã ly hôn và con không sống cùng với cha mẹ thì có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không? (Câu hỏi từ anh An - Gia Lai).
Theo quy định hiện hành mức lương thử việc là bao nhiêu so với lương chính thức?<br />
Cho tôi hỏi: Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ với mức hỗ trợ là bao nhiêu? (Câu hỏi từ chị Quỳnh Anh - Lào Cai).
Kiểm điểm cuối năm với đảng viên là một hoạt động quan trọng trong công tác xây dựng, quản lý Đảng, được thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm. Đây là quá trình phê bình và tự phê bình, trong đó đảng viên tự đánh giá về bản thân và lắng nghe ý kiến góp ý từ tổ chức Đảng và đồng chí trong chi bộ.
Theo quy định hiện hành 09 trường hợp giấy phép lao động sẽ bị thu hồi là gì?
Theo quy định hiện hành lao động nào nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng?
Ngày 29/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo quy định hiện hành thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài tối đa bao lâu?