11 hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?
11 hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì? Để làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Đăng bài: 13/12/2024 21:54
Nội dung chính
11 hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, 11 hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
11 hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Để làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Do vậy, để làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019.
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bài viết liên quan
Các hành vi phân biệt đối xử với người lao động vì lý do tham gia công đoàn là gì? Công đoàn Việt Nam gồm bao nhiêu cấp? Hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm những nội dung nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Sổ quản lý lao động ghi những thông tin gì về người lao động? Trách nhiệm lập sổ quản lý lao động thuộc về ai? Mức xử phạt hành vi không xuất trình sổ quản lý lao động?
Có yêu cầu năng lực hành vi dân sự đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hay không? Năng lực hành vi dân sự của NLĐNN làm việc ở Việt Nam theo pháp luật nước nào?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có yêu cầu về sức khỏe không? Hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc của người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam gồm gì?
Các hành vi phân biệt đối xử với người lao động vì lý do tham gia công đoàn là gì? Công đoàn Việt Nam gồm bao nhiêu cấp? Hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm những nội dung nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Các hành vi phân biệt đối xử với người lao động vì lý do tham gia công đoàn là gì? Công đoàn Việt Nam gồm bao nhiêu cấp? Hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm những nội dung nào?
Dân quân thường trực có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Dân quân thường trực tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Sổ quản lý lao động ghi những thông tin gì về người lao động? Trách nhiệm lập sổ quản lý lao động thuộc về ai? Mức xử phạt hành vi không xuất trình sổ quản lý lao động?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Theo quy định hiện hành vùng đang có mức lương tối thiểu cao nhất là vùng mấy?
Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 với nhiều điểm mới đáng chú ý.<br />
Nếu cha mẹ là người dân tộc thiểu số đã ly hôn và con không sống cùng với cha mẹ thì có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không? (Câu hỏi từ anh An - Gia Lai).
Theo quy định hiện hành mức lương thử việc là bao nhiêu so với lương chính thức?<br />
Cho tôi hỏi: Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ với mức hỗ trợ là bao nhiêu? (Câu hỏi từ chị Quỳnh Anh - Lào Cai).
Kiểm điểm cuối năm với đảng viên là một hoạt động quan trọng trong công tác xây dựng, quản lý Đảng, được thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm. Đây là quá trình phê bình và tự phê bình, trong đó đảng viên tự đánh giá về bản thân và lắng nghe ý kiến góp ý từ tổ chức Đảng và đồng chí trong chi bộ.
Theo quy định hiện hành 09 trường hợp giấy phép lao động sẽ bị thu hồi là gì?
Theo quy định hiện hành lao động nào nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng?
Ngày 29/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo quy định hiện hành thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài tối đa bao lâu?