Khi người lao động thỏa thuận thử việc bằng miệng có rủi ro gì?


Rủi ro gì khi người lao động thỏa thuận thử việc bằng miệng? Thỏa thuận thử việc không lập thành hợp đồng có hợp pháp hay không?

Đăng bài: 23/12/2024 15:35

Thỏa thuận thử việc không lập thành hợp đồng có hợp pháp hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, các bên khi có thỏa thuận thử việc thì có thể ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 lại không đặt ra quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức: văn bản, lời nói, dữ liệu điện tử. Trong đó, với hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nhưng với trường hợp này người lao động sẽ không phải thử việc (căn cứ khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019).

Chính vì vậy, nếu lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động, các bên sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Còn nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng.

Như vậy, khi thử việc, các bên không bắt buộc phải ký thành hợp đồng mà có thể thỏa thuận miệng về hợp đồng thử việc. Đồng nghĩa với đó, dù có thỏa thuận về thử việc nhưng không ký hợp đồng vẫn được coi là đúng luật.

Khi người lao động thỏa thuận thử việc bằng miệng có rủi ro gì?

Khi người lao động thỏa thuận thử việc bằng miệng có rủi ro gì? (Hình từ Internet)

Khi người lao động thỏa thuận thử việc bằng miệng có rủi ro gì?

Như đã phân tích, thử việc không bắt buộc phải ký hợp đồng bằng văn bản mà các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận miệng với nhau. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận thử việc bằng miệng, người lao động sẽ gặp phải nhiều rủi ro, đơn cử như:

(1) Dễ bị xâm phạm các quyền lợi chính đáng trong thời gian thử việc

Trong thời gian thử việc người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

- Đảm bảo về thời gian thử việc: Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc sẽ không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp; không quá 60 ngày với công việc cần trình độ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 06 ngày làm việc với công việc khác.

- Lương thử việc: Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019, người lao động thử việc được trả ít nhất 85% tiền lương cho công việc làm thử.

- Ngoài ra cũng được đảm bảo về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,…

Tuy nhiên, nếu các bên chỉ thỏa thuận miệng về vấn đề thử việc, những quyền lợi trên của người lao động sẽ rất dễ bị vi phạm do không có căn cứ chứng minh thỏa thuận trước đó. Nhiều trường hợp, người sử dụng lao động chỉ trả 80% lương cho người lao động hoặc kéo dài thời gian thử việc so với quy định,…

(2) Không có căn cứ để giải quyết quyền lợi khi xảy ra tranh chấp

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Như vậy, dù thử việc có ký hợp đồng hay không thì các bên cũng có quyền tự do hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

Tuy nhiên, với tâm lý không ký hợp đồng nên không có văn bản ràng buộc về pháp lý nên doanh nghiệp dễ dàng cho người lao động nghỉ việc theo ý muốn của mình.

Do không có giấy tờ ràng buộc về pháp lý nên nếu người lao động nghỉ việc khi đang trong quá trình làm thử thường bị doanh nghiệp từ chối thanh toán các khoản tiền lương và quyền lợi khác liên quan.

Khi đó, người lao động sẽ gặp khó khăn khi phải chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bởi họ không hề có một văn bản pháp lý nào chứng minh rằng mình đã thử việc ở doanh nghiệp này. Đây là một thiệt thòi lớn khi người lao động thử việc mà không giao kết hợp đồng

Chính vì vậy, người lao động cần hết sức lưu ý, để đảm bảo quyền lợi cho mình, nên yêu cầu ký hợp đồng thử việc bằng văn bản để có cơ sở đòi hỏi các quyền lợi chính đáng.

Quy trình hủy bỏ thỏa thuận thử việc giữa người sử dụng lao động và nhân viên là gì?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Như vậy, đối với người lao động làm việc hết thời gian thử việc, trước khi chấm dứt hợp đồng sẽ có quyền được biết kết quả thử việc của mình. Trong trường hợp người lao đạt yêu cầu có thể tiếp tục ký hợp đồng chính thức, hoặc chấm dứt hợp đồng thử việc khi hết thời gian thử việc.

Đồng thời, người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt thỏa thuận thử việc kể cả trường hợp chưa làm hết thời gian thử việc. Khi chấm dứt thỏa thuận thử việc, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn không cần báo trước và không phải bồi thường.

24-12-2024

Từ năm 2025 học ngành gì mới được làm đấu giá viên? Khi làm việc tại doanh nghiệp đấu giá tài sản, đấu giá viên có cần ký hợp đồng lao động không?

24-12-2024

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nào thì người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động? Làm thế nào để người sử dụng lao động cập nhật và sử dụng sổ quản lý lao động đúng cách?

24-12-2024

Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng đúng không? Các quy định pháp luật về việc không bổ nhiệm thừa phát lại như thế nào?

24-12-2024

Công việc tống đạt là gì? Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt trong thời hạn bao lâu? Quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại bao gồm những nội dung nào?

Xem nhiều nhất gần đây

16-12-2024

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục

18-12-2024

Human Capital Software giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý nhân sự, tăng hiệu quả tuyển dụng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tại sao nó lại quan trọng?

16-12-2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.

18-12-2024

04 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Dữ liệu 2024 kể từ ngày 01/7/2025? Thu thập, tạo lập dữ liệu được quy định như thế nào?

18-12-2024

Cung hoàng đạo ảnh hưởng đến cuộc sống qua tính cách, các mối quan hệ và quyết định cá nhân. Làm thế nào để hiểu rõ hơn về bản thân qua cung hoàng đạo và thay đổi vận mệnh?

15-12-2024

Theo quy định hiện hành trong phương án sử dụng lao động gồm danh sách người phải nghỉ việc hay không?

19-12-2024

Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

17-12-2024

Tài sản công đoàn có được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động tham gia công đoàn đúng không? Người lao động xem công khai tài chính công đoàn bằng những hình thức nào?

18-12-2024

Miễn trừ giấy phép bán buôn điện cho tổ chức phát điện lên lưới quốc gia? Điều kiện cấp và trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực?

17-12-2024

Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 83/2024/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do Nhà nước định giá áp dụng tại Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.